Phân tích yếu tố chi phí đầu tư ban đầu là một phần quan trọng trong việc định hình kế hoạch kinh doanh và đảm bảo rằng bạn có nguồn vốn cần thiết để khởi đầu hoạt động của mình. Dưới đây là 10 chi phí quan trọng nhất khi bạn muốn khởi nghiệp cửa hàng giặt là công nghiệp:

Xem nhanh
1. Máy Móc và Trang Thiết Bị Chính Giặt Là:
Đây là các chi phí liên quan đến việc mua sắm thiết bị và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động giặt là. Bao gồm máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp, bàn là, máy ép chăn, thiết bị là công nghiệp và các công cụ cần thiết khác.
Thông thường chi phí về máy móc, trang thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra còn phụ thuộc vào quy mô và mô hình bạn lựa chọn.

Gói giá trị về máy móc và trang thiết bị chính:
- Gói thiết bị máy giặt ướt + sấy khô công nghiệp: Vốn từ 135 triệu đến 250 triệu
- Gói thiết bị giặt ướt + sấy khô + giặt dân dụng: Vốn từ 250 triệu đến 400 triệu
- Gói thiết bị giặt ướt + sấy khô + giặt khô + là hơi + giặt dân sinh: Chi phí từ 450 triệu đến 700 triệu
- Gói thiết bị đầy đủ nhất (full): Giá từ 800 triệu đến 1,2 tỷ
♥ Tìm hiểu: Giá gốc máy giặt công nghiệp để mở cửa hàng giặt là
2. Xây Dựng Mặt Bằng và Nội Thất Phụ Trợ:
Nếu bạn mở cửa hàng giặt là cố định, bạn có thể cần phải đầu tư vào việc xây dựng hoặc cải tạo không gian cửa hàng. Điều này bao gồm cả việc thiết kế và trang trí nội thất cũng như là các nguồn phụ trợ cung cấp cho thiết bị như : điện 3 pha, nước cấp và đường nước thoát.

Tuy nhiên tùy thuộc và thị trường và mức độ yêu cầu sự chuyên nghiệp tại khu vực kinh doanh của bạn đòi hỏi việc đầu tư nhiều hay ít vào mặt bằng và nội thất.
- Nếu bạn ở nông thôn: chỉ cần đầu tư nội thất cơ bản, mặt bằng có sẵn, có mái che chăn và khép kín đầy đủ phụ trợ thì phí làm mặt bằng và phụ trợ chỉ từ 50 triệu đồng.
- Nếu bạn ở thành thị: yêu cầu sự chuyên nghiệp, sạch sẽ thì chi phí làm mặt bằng nội thất cũng như phụ trợ tối thiểu: 200 triệu đồng (và nhiều nhất có thể lên đến 500 triệu đồng)
3. Thủ Tục Pháp Lý và Giấy Phép Kinh Doanh:
Chi phí liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, đăng ký điện 3 pha, đăng ký nguồn nước… và bất kỳ giấy tờ pháp lý nào cần thiết.
Thủ tục liên quan đến pháp lý bao gồm:
- Phí đăng ký hộ kinh doanh: 500.000 đ (nếu tự làm)
- Phí đăng ký và cung cấp điện 3 pha: từ 5 triệu đến 20 triệu đồng (đã bao gồm giấy phép và đường dây cũng như đồng hồ) chi phí này cũng phụ thuộc vào từng địa phương.
- Phụ phí khác: môi trường, thi trường ( phí này thấp không đáng kể với mô hình nhỏ)
♦ Xem thêm: Thủ tục mở cửa hàng giặt là công nghiệp
4. Tiền Thuê Mặt Bằng Mở Cửa Hàng Giặt Là:
Nếu bạn thuê mặt bằng cho hoạt động dịch vụ giặt là công nghiệp của mình, chi phí thuê mặt bằng là một yếu tố quan trọng. Đảm bảo tính toán cẩn thận và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả tiền thuê mặt bằng trong thời gian tới.

Chi phí thuê mặt bằng quyết định việc thành công hay thất bại của cửa hàng giặt là. Chúng tôi tư vấn bạn nên chọn mặt bằng thuê tại thành thị <15 triệu/tháng; nếu ở nông thôn thì <2 triệu/tháng
Lợi thế hơn cả là bạn có sẵn mặt bằng để có thể sử dụng vào mục đích giặt là công nghiệp.
5. Tiền Lương Cho Nhân Viên:

Nếu bạn có nhân viên, bạn cần xem xét chi phí trả lương, bảo hiểm và các lợi ích khác liên quan đến nhân viên.
Chi phí tiền thuê nhân viên trong cửa hàng giặt là thì nên tối ưu hóa bằng các cách sau đây:
- Sử dụng nhân sự đã hết tuổi lao động lương từ 4 triệu đến 6 triệu (nữ), làm giặt là cần sự chăm chỉ và cần mẫn
- Sử dụng nhân viên là sinh viên làm thêm giờ: Chi phí từ 18.000đ/giờ
6. Chi Phí Tiếp Thị và Quảng Cáo Ban Đầu:
Để thu hút khách hàng đầu tiên, bạn có thể cần đầu tư vào chi phí tiếp thị và quảng cáo ban đầu. Điều này bao gồm việc tạo website, in ấn tài liệu tiếp thị, biển bảng quảng cáo và các chiến dịch trả phí.

- Đối với nông thôn thì khi mở dịch vụ giặt là thì chi phí quảng cáo và tiếp thị này không cao, chủ yếu tập trung và truyền miệng và truyền thông qua các kênh loa phát thanh thôn với chi phí rẻ từ 1 triệu đồng.
- Ở thành thị hoặc khu vực đông dân cư thì nên sử dụng kênh truyền thông online hoặc tờ rơi công nghệ với chi phí 3~5 triệu
7. Chi Phí Hóa Chất Và Vật Dụng Giặt Là:
Bạn cần tính toán chi phí hóa chất và vật tư cần thiết cho hoạt động giặt là, chẳng hạn như hóa chất giặt là, hương liệu và túi đựng.

Để tốt nhất bạn cần lên 1 list danh sách các vật dụng và hóa chất cần thiết để có thể hoạt động được ngay sau khi khai chương cửa hàng giặt là.
Chi phí hóa chất và vật dụng thông thường từ 5 triệu đến 10 triệu.
8. Dự Phòng Tài Chính – Rủi Ro Vận Hành:
Ngoài các chi phí trực tiếp, bạn cũng nên tính toán một khoản dự trữ tài chính để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào, chẳng hạn như sự cố thiết bị hoặc sự gián đoạn trong hoạt động.
Ít nhất bạn phải có dự phòng rủi ro cho việc cửa hàng giặt là không có khách, thông thường bạn phải có dự phòng 2 đến 3 tháng chi phí duy trì.
Ngoài ra bạn nên quan tâm tới các chương trình bảo hiểm cho cơ sở vật chất và thiết bị máy móc, và cân nhắc mua gói bảo hiểm rủi ro hợp lý.
9. Chi Phí Tư Vấn và Đào Tạo Nghề Giặt Là:
Nếu bạn cần tư vấn hoặc đào tạo để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh hoặc công nghệ giặt là, bạn cũng nên xem xét chi phí này.
Bạn không quan quan trọng việc đầu tư vào thuê tư vấn đào tạo nghề giặt là công nghiệp. Vì nghề giặt là rất đơn giản và chủ yếu là do kinh nghiệm tích lũy mà thành.
Việc quan trọng bạn nên làm là thực tế để xây dựng quy trình cụ thể và chi tiết cho cửa hàng giặt là mà bạn mở gắn liền với thị trường bạn đang kinh doanh.
10. Chi Phí Phát Triển Thương Hiệu Cửa Hàng Giặt Là:
Xây dựng thương hiệu yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu khi bạn khởi nghiệp cửa hàng giặt là, bao gồm việc thiết kế logo, tạo hình ảnh thương hiệu và xây dựng mặt trước công chúng.
♠ Tìm hiểu thêm về thương hiệu giặt là 5S: LẮP ĐẶT CHUỖI GIẶT LÀ 5S GIẶT SẤY 5S PVY
Khi phân tích yếu tố chi phí đầu tư ban đầu, hãy lên kế hoạch một cách cẩn thận để đảm bảo rằng bạn có nguồn vốn đủ để khởi đầu hoạt động và duy trì trong giai đoạn đầu. Điều này giúp bạn tránh gặp khó khăn tài chính và tạo sự ổn định cho doanh nghiệp của mình.
Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là – Đơn vị uy tín cung cấp máy giặt công nghiệp các loại
Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là đơn vị tiên phong trong việc đưa những sản phẩm giặt là công nghiệp được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và vận hành tự động vào thị trường Việt Nam. Các nhãn hàng chủ lực được kinh doanh bao gồm: HS CLEANTECH – KOREA, PRIME – KOREA, CLEANTECH – JAPAN, ZENZACCI – ITALIA, ITALCEAN – ITALIA, TOLKAR – TURKEY, TOLON – TURKEY, POWERLINE – USA, OASIS – CHINA, CLM – CHINA … với hơn 1.000 sản phẩm giặt là công nghiệp được đưa đến khách hàng mỗi năm.
Thông tin liên hệ:
|