Những bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm giặt là của Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là những ngày qua được đông đảo các bạn trẻ đón nhận, bên cạnh những bạn chia sẻ về sự thành công của mình thì cũng có không ít các bạn thắc mắc vì sao mình làm đúng các bước rồi mà vẫn thất bại khi mở tiệm giặt là? Vậy thì hãy cùng Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là phân tích qua bài viết này để xem 05 nguyên nhân thất bại khi bạn mở cửa hàng giặt là
Xem nhanh
1. Cửa hàng giặt là “Thất bại vì chọn sai địa điểm”
Kinh doanh tiệm giặt là địa điểm quan trọng lắm bạn à. Dù biết bây giờ thời buổi online, khách muốn giặt là còn lên cả mạng tìm kiếm nhưng hãy tự hỏi mình, liệu bạn đã đủ sức và đủ kinh nghiệm để có thể quảng bá cho tiệm giặt là của mình khi vừa khai sinh tiệm như vậy không. Sẽ có một số bạn làm được nhưng đa phần là không.
♥ Xem thêm: Top 10 Khoản Đầu Tư Quan Trọng Nhất Khi Khởi Nghiệp Cửa Hàng Giặt Là
Nhiều bạn muốn làm lớn, thuê hẳn mặt bằng ngoài mặt phố lớn, đông đúc khách qua lại nhưng mà giá thuê cao, trụ không nổi 6 tháng. Còn nhiều bạn thì lại thuê mặt bằng tít trong ngõ nhỏ để giá thuê thấp, nhưng khách không có thì lấy đâu ra doanh thu.
=> Vậy nên ngay từ đầu khi đi tìm mặt bằng mở tiệm giặt là bạn phải biết quan sát, tìm hiểu và đánh giá khu vực xung quanh của tiệm để quyết định địa điểm làm giặt là.Bên cạnh đó bạn cần xem ngân sách mở tiệm giặt là là bao nhiêu?
Một số lưu ý để tránh thất bại này khi mở tiệm giặt là:
- Thứ nhất: Chọn địa điểm nơi đông dân cư sinh sống.
- Thứ 2: Chọn mặt phố hoặc mặt đường 2 chiều đi lại thuận tiện, phố nhỏ thì thông hai đầu tiện có chỗ đỗ xe máy thì càng tốt.
- Thứ 3: Địa điểm nào đã có nhiều tiệm mở rồi thì theo Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là là ta nên mở điểm khác, vì nếu mở ở đây thì độ cạnh tranh rất lớn, còn nếu mới có 1-2 tiệm giặt là thì hãy quan sát xem tiệm đó có đông khách hay không từ đó phân tích, đánh giá và lựa chọn.
2. Dịch vụ giặt là “Thất bại vì chỉ ngồi chờ khách đến”
Nhiều bạn chọn được địa điểm đẹp, ngã ba ngã bảy sầm uất rồi nhưng sao vẫn mở tiệm giặt là thất bại? Bạn cần xem thêm nguyên do này nữa. Đồng ý, khách mặt tiền là một lượng khách không nhỏ nhưng có thể là chưa đủ, nếu bạn chỉ ngồi chờ họ đến mà không có chính sách thu hút khách hàng, không quảng bá rộng rãi thì về lâu về dài doanh số sụt giảm, thất bại là điều dễ hiểu.
Mở tiệm giặt là cần một số vốn không phải là nhỏ và để vận hành cũng mất nhiều chi phí, như là chi phí nhân sự, điện nước, hóa chất, chi phí thuê mặt bằng. Cho nên cần phải đạt đủ lượng khách thì mới tính có lãi hay không
2.1. Cung cấp dịch vụ lấy và giao đồ tận nơi
Bạn biết không có nhiều khách hàng có đồ bẩn hay những bộ đồ đắt liền được làm bằng chất liệu đặc biệt, họ rất muốn mang tới tiệm để giặt là nhưng vì không có thời gian để mang đi hoặc cũng có khi là vì lười không muốn đi. Nếu bạn muốn tiệm giặt là của mình đông khách hơn thì hãy tận dụng lượng khách này.
2.2. Mở tiệm giặt là cả tuần
Có không ít tiệm giặt ủi cho nhân viên nghỉ vào chủ nhật vì họ đã làm việc cả một tuần rồi. Nhưng khách hàng thì ngược lại, cuối tuần là lúc có nhiều thời gian rảnh, họ sẽ gom đồ bẩn để mang đi giặt khô là hơi, nên đây mới là thời điểm đông khách, và bạn không nên bỏ lỡ cơ hội có thêm khách hàng này.
2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Một bí quyết nhỏ nhưng hiệu quả lớn để giúp tiệm giặt là đông khách bội phần đó chính là nâng cao chất lượng dịch vụ. Thể hiện qua việc:
-Đầu tư thêm vào nước giặt và nước xả vải: có nhiều tiệm giặt ủi muốn tiết kiệm chi phí nên hay mua loại bột giặt thường. Nhưng bạn biết không, khách hàng khi mang đồ đi giặt thường có tâm lý muốn quần áo của mình sạch sẽ thơm tho, vì vậy bạn cần phải đầu tư mua bột giặt, nước xả vải.
-Quần áo giặt xong thì gấp gọn gàng, cho vào túi rồi giao cho khách hàng. Hãy hình dung khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng như nào khi nhận đồ thơm tho, sạch sẽ, phẳng phiu trong tay.
-Bên cạnh đó, để khách hàng tin tưởng và trung thành với tiệm giặt là của mình hơn bạn nên đảm bảo quần áo của mỗi khách hàng đều được giặt riêng.
2.4. Thu thập thông tin khách hàng
Các tiệm giặt là vẫn thường xin số điện thoại và tên của khách hàng nhưng chỉ dừng ở việc có thông tin để trả hàng cho khách mà không biết cách tận dụng thông tin này để tăng số lần khách quay trở lại với tiệm.
Việc xin thông tin khách hàng sẽ giúp bạn cập nhật được những chương trình khuyến mãi của tiệm cho khách hàng được nhanh nhất, từ đó đơn hàng của tiệm sẽ tăng hơn trông thấy.
2.5. Xây dựng khách hàng thân quen
Đây là bí quyết giúp tiệm giặt là đông khách nhưng lại rất ít chủ tiệm để ý điều này. Thay vì việc cất công tìm khách hàng mới thì giữ chân khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn đó. Bạn hãy xây dựng một nhóm khách hàng trung thành bằng cách dành những ưu đãi hoặc dịch vụ chỉ riêng những khách hàng này được nhận. Điều đó giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và phục vụ tốt hơn.
2.6. Làm thẻ tích điểm cho khách hàng
Bạn nên làm thẻ tích điểm cho khách hàng đến sử dụng dịch vụ giặt ủi của cửa hàng mình giống như các siêu thị vậy, cách làm này kích thích khách hàng đến sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
2.7. Có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi
Dù là tiệm giặt là to hay tiệm giặt là nhỏ bạn cũng nên có những chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng nhất là vào những mùa vắng khách.
Ví dụ như giảm 20% khi giặt 20kg đồ bẩn
Hay giặt 5kg miễn phí thêm 1kg đồ bẩn
Việc nâng con số đồ bẩn như này sẽ kích thích khách hàng rủ thêm người giặt chung với mình.
Trên đây là những ý tưởng giúp tiệm giặt là đông khách bội phần mà bạn nên thử áp dụng nha. Chúc các bạn thành công!
3. Chủ đầu tư cửa hàng giặt là “Thất bại vì không đủ vốn lâu dài”
Lúc nào Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là cũng nhấn mạnh với các bạn, kinh doanh là cả một quá trình lâu dài và không phải ai cũng đạt được thành công khi vừa mở tiệm giặt là 3 tháng, 6 tháng đầu. Đa phần phải làm ngoài 1 năm mới tính đến có lãi bởi lúc đầu chi phí mở tiệm giặt là cũng không phải dạng vừa. Đây là 1 trong 05 nguyên nhân thất bại khi bạn mở cửa hàng giặt là mà ít ai nghĩ tới
Nhưng nhiều bạn lại chỉ tính đường ngắn, nghĩ đơn giản mở tiệm giặt là 3 tháng kiểu gì cũng có lãi, nên chỉ chuẩn bị vốn cho 3 tháng đầu xong tính nước quay vòng vốn. Cho nên là làm 3 tháng không đủ khách không có lời là bị cạn vốn lại phải dừng kinh doanh sang nhượng cửa hàng, việc sang nhượng lại cửa hàng rất khó để lấy lại số vốn đầu tư ban đầu.
Để tránh thất bại này các bạn cần dự tính sơ qua các chi phí cần thiết cho mở tiệm giặt là như sau:
3.1. Chi phí thuê mặt bằng mở tiệm giặt là
Mức chi phí thuê mặt bằng tại nơi mặt đường nhỏ có lượng dân cư trung bình : khoảng 5 triệu đến 10 triệu / 1 tháng
Mức chi phí thuê mặt bằng tại nơi mặt đường lớn có lượng cư dân đông : khoảng từ 8 triệu đến 15 triệu / 1 tháng .
Còn nếu bạn có mặt bằng là tại gia đình bạn hoặc mặt bằng sẵn của bạn thì chúng ta có thể bỏ qua mức chi phí thuê này.
Thường thì Hà Nội sẽ đóng 3 tháng cọc 1 tháng, còn Sài Gòn thì đóng 3 tháng và cọc 2 tháng. Nên chi phí thuê mặt bằng trung bình sẽ là 40 triệu – 50 triệu đồng lúc đầu.
3.2. Chi phí mua sắm vật dụng
Tổng chi phí chỉ khoảng 5 – 10 triệu đồng thôi, tùy thuộc diện tích, quy mô của cửa hàng để bạn đặt cho phù hợp.
3.3. Chi phí mua thiết bị giặt là
Hiện mỗi máy giặt gia đình tầm 8-20 triệu đồng/máy, máy giặt công nghiệp loại trên 10kg giá 40-100 triệu đồng. Mỗi cửa hàng phục vụ cho khách hàng lẻ cần đầu tư tối thiểu khoảng 3-5 máy giặt ướt. Như vậy, chi phí mua máy giặt khoảng 30-200 triệu đồng cho máy mới.
Máy sấy: là máy cần thiết để làm khô nhanh quần áo, máy sấy gia đình không nên dùng cho cửa hàng kinh doanh giặt là vì công suất nhỏ và độ bền rất thấp. Bạn nên mua những máy sấy chuyên dụng cho dịch vụ. Giá máy sấy khoảng 15-40 triệu/máy. Chi phí cho máy sấy một cửa hàng từ 30-150 triệu
Bàn là, cầu là tùy loại và tùy nhu cầu sử dụng, giá giao động từ 8-30 triệu
Bàn tẩy điểm cũng tùy loại từ 30-50 triệu
Như vậy, tổng chi phí mua sắm máy móc cơ bản sẽ vào khoảng 100-400 triệu
3.4. Chi phí sửa sang cửa hàng, làm biển quảng cáo
Tổng chi phí này khoảng 5-15 triệu đồng.
3.5. Chi phí nhân viên
Nếu bạn tự làm thì không mất chi phí nhân viên, nhưng về lâu về dài khi khách đông thì cũng nên có 1-2 nhân viên hỗ trợ. Chi phí nhân công thì mức giá trung bình để thuê 1 nhân công từ 5 triệu cho đến 7 triệu / 1 người trong 9 tiếng làm việc.
3.6. Chi phí hóa chất giặt
Đây cũng là một khoản chi phí cho nên chúng ta không nên bỏ qua tuy nhiên mức chi phí này cũng không lớn nhưng chúng ta cần phải cung cấp thêm chi phí sử dụng 1 tháng khoảng 500 ngàn tiền hóa chất giặt tẩy.
Trên đây chính là các khoản tiền chi tiêu khi chúng ta muốn đầu tư một tiệm giặt là hoàn chỉnh. Các bạn có thể dựa vào đây để ước lượng tiền vốn cần mở tiệm giặt là là bao nhiêu. Thường là từ 250 triệu – 800 triệu đồng tùy thuộc quy mô. Chúc các bạn sẽ mở được tiệm giặt là thành công!
4. Người làm giặt là “Thất bại vì làm ẩu”
Nghe cái lý do này có thấy ngớ ngẩn không các bạn? Nhưng đừng vội bỏ qua bởi vì đây chính là tiểu tiết mà ít bạn nhìn ra nhưng lại nhiều bạn mắc phải. Ví dụ nhé:
- Thứ nhất: Giặt chung đồ của các khách với nhau dẫn đến để lẫn đồ, mất đồ của khách
- Thứ 2: Đồ giặt xong gấp qua loa cho vào túi khiến quần áo bị nhăn nhúm
- Thứ 3: Sử dụng bột giặt kém chất lượng khiến khách hàng bị ngứa.
- Thứ 4: Giặt đồ lâu khiến khách hàng phải chờ đợi
- Thứ 5: Thiết bị giặt kém khiến đồ giặt k đảm bảo.
Trên đây chỉ là 4 trong số nhiều nguyên do khiến bạn thất bại khi mở tiệm giặt là, do thời lượng video có hạn nên Siêu Thị Thiết Bị Giặt Là chưa thể chia sẻ hết. Những bạn nào còn thắc mắc hay chia sẻ gì hãy bình luận dưới video này nhé.
♥ Xem thêm: 【Năm 2023】Mở tiệm giặt là có lãi không? Và câu trả lời đầy hào hứng của anh chủ tiệm ✓
5. Người làm giặt là “Thất bại vì không kiên trì”
“Người làm dịch vụ giặt là bị thất bại vì không có tính kiên trì” có thể được thực hiện bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau liên quan đến ngành công nghiệp dịch vụ giặt là và tầm quan trọng của tính kiên trì. Dưới đây là một số góc độ phân tích để các bạn có thể nhìn nhận rõ hơn:
* Tính phù hợp với ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ giặt là đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên trì trong việc xử lý các mẫu giặt và đảm bảo chất lượng. Những người không kiên trì có thể dễ dàng bị áp lực và khó khăn trong việc thực hiện công việc một cách hiệu quả.
* Tác động đến hiệu suất công việc:
Người không có tính kiên trì có thể bị ảnh hưởng bởi những thách thức trong việc thao tác máy móc và xử lý công việc hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến sai sót và giảm hiệu suất, gây thất bại trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ.
* Khả năng đối phó với áp lực:
Trong ngành dịch vụ, có thể xuất hiện những tình huống áp lực từ khách hàng không hài lòng hoặc yêu cầu cần hoàn thành nhanh chóng. Tính kiên trì là yếu tố quan trọng để đối phó với những tình huống này mà không bị ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu suất làm việc.
*Khả năng học hỏi và cải thiện:
Tính kiên trì là yếu tố quan trọng trong việc học hỏi và cải thiện. Những người có tính kiên trì thường sẵn sàng đối mặt với khó khăn, học từ sai lầm và phát triển kỹ năng dần dần. Trong khi đó, người không kiên trì có thể bỏ cuộc trước khi thấy được sự tiến bộ.
* Tương quan với thành công cá nhân:
Tính kiên trì là yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công cá nhân. Trong ngành dịch vụ giặt là, những người có khả năng kiên trì thường có khả năng phát triển danh tiếng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì sự ổn định trong công việc.
* Tính khả thi và thực tế:
Việc không có tính kiên trì trong ngành dịch vụ giặt là có thể dẫn đến thất bại vì nhiều yếu tố, từ sự thất bại trong việc xử lý công việc hàng ngày cho đến không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Tóm lại, trong ngành dịch vụ giặt là, tính kiên trì là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc, xử lý áp lực và phát triển cá nhân. Việc thiếu tính kiên trì có thể gây thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu và duy trì chất lượng dịch vụ.
Thân ái ! Hy vọng các bạn sẽ có những suy nghĩ tốt và tích cức để tránh việc đầu tư giặt là thất bại !
Đây là ví dụ về khách hàng thành công trong lĩnh vực giặt là: