Bạn đang có xưởng giặt công nghiệp, bạn đang quan tâm và muốn mở xưởng giặt công nghiệp thì 6 chi phí quyết định lợi nhuận của xưởng giặt công nghiệp này đáng để tham khảo.

Hiện tại thị trường giặt là, giặt ủi tại Việt Nam phát triển mạnh và cạnh tranh rất nhiều về giá, chính vì vậy việc tối ưu các chi phí vận hành xưởng giặt công nghiệp là cực ký quan trọng. Muốn tăng tối đa lợi nhuận thì hãy giảm tôi đa chi phí vận hành hoạt động của xưởng giặt công nghiệp.
Xem nhanh
Chi phí tiêu hao nước cho máy giặt công nghiệp
Như các bạn đã biết nước là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành giặt là công nghiệp, nước quyết định chất lượng đồ vải sau quá trình giặt. Để đồ vải được trắng sáng sạch, lượng tiêu hao hóa chất thấp thì nguồn nước phải đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Độ cứng < 4-5°dH
- PH 7.0-7.5
- Sắt 0.1 mg/l
- Mangan 0.05 mg/l

Theo tiêu chuẩn của nganh giặt là thì việc sử dụng nước được tính toán như sau:
– Một mẻ giặt tiêu chuẩn bao gồm: 4 lần giặt (mỗi lần giặt bao gồm 1 lần cấp nước)
– Tổng thời gian 1 mẻ giặt thường tính là: 1 giờ
– Tổng số lần giặt trong 1 ngày làm việc : 8~16 lần (tùy thuộc vào số ca làm việc)
– Tỷ lệ số kg đồ vải khô so với số lít nước cần: 1:4
(Điều này có nghĩa là theo tiêu chuẩn trên thế giới thì trong 1 lần cấp nước của máy giặt công nghiệp sẽ bằng 4 lần khối lượng đồ vải của mẻ giặt đó)
Chính vì vậy các hãng thiết bị máy giặt công nghiệp hiện nay đang có những phát minh và sử dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm tối đa lượng nước cho 1 lần giặt. Tức là tối ưu hóa tỷ lệ (khối lượng đồ : số lít nước) 1:4 thành 1:3 hoặc 1:2
Tham khảo : Dòng máy giặt nhuộm công nghiệp Tolkar tiết kiệm nước (1:2)
Vậy chi phí tiêu hao nước cho 1 mẻ giặt công nghiệp tính theo công thức sau :
Lượng nước tiêu hao cho 1 mẻ giặt (lít/mẻ) = Khối lượng đồ giặt (kg/mẻ) * 4 (tỷ lệ 1:4) * 4 (số lần cấp nước/mẻ)
Tính cho 1 ngày làm việc sẽ là : Lượng nước tiêu hao cho 1 mẻ giặt (lít/mẻ)* Số mẻ trong ngày
Như theo công thức tính tiêu hoa nước trong một mẻ giặt trên thì chúng ta lựa chọn các thiết bị máy giặt công nghiệp hiện đại sử dụng công nghệ tiết kiệm nước sẽ giảm thiểu được chi phí vân hành của xưởng giặt công nghiệp, ngoài ra còn bảo vệ môi trường và giữ được nguồn nước sạch đang thiếu trầm trọng của xã hội hiện nay.
Chi phí tiêu hao điện cho hệ thống giặt là công nghiệp

Đối với nguồn điện thì không một thiết bị máy móc nào mà không sử dụng nguồn điện (trừ các máy chạy bằng hơi nước). Đối với ngành giặt là công nghiệp các thiết bị như Máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp, máy là ga là lô công nghiệp đều sử dụng điện để vận hành động cơ. Tuy nhiên việc chi phí tiêu hao điện cho hệ thống giặt là công nghiệp phụ thuộc chủ yêu vào nguồn làm nóng của thiết bị máy giặt máy sấy máy là công nghiệp, nhưng đối với những xưởng giặt lớn thì thường các nguồn làm nóng sẽ sử dụng hệ thống hơi nóng sinh ra từ nồi hơi công nghiệp, việc này cho chúng ta một phương án tối ưu về đầu tư ngay thời điểm mở xưởng giặt công nghiệp.
Tổng công suất tiêu hao điện cho hệ thống xưởng giặt công nghiệp bao gồm:
– Công suất động cơ máy giặt công nghiệp
– Công suất động cơ và quạt hút máy sấy công nghiệp
– Công suất động cơ máy Nạp – là – gấp
– Công suất động cơ các thiết bị máy phụ trợ trong xưởng giặt
– Công suất điện chiếu sáng, hệ thống điều hòa không, điện sinh hoạt
* Riêng đối với các thiết bị máy trong xưởng giặt công nghiệp sử dụng biến tần để điều khiển động cơ thì chúng ta sẽ tiết kiệm đến 40% điện năng tiêu hao.
Vây công thức tính toán chi phí tiêu hao điện cho hệ thông giặt là công nghiệp sẽ như sau:
Tổng công suất điện (Kw/hr) = tổng công suất động cơ máy giặt (kw/hr) * 60% + tổng công suất động cơ máy sấy (kw/hr) + tổng công suất động cơ máy là (kw/hr) *60% + tổng công suất điện thiết bị khác(kw/hr)
Muốn tính toán cho 1 ngày làm việc thì = Tổng công suất điện tiêu thụ (kw/hr) * số giờ làm việc trong ngày
Như vậy, ngày từ thời điểm tìm hiểu đầu tư thiết bị máy giặt công nghiệp bạn nên quan tâm đến công nghệ mới nhất hiện tại tập trung chủ yếu vào việc tiết kiệm nguồn năng lượng điện. Những thiết bị cổ điển ngày xưa sẽ có chi phí đầu tư thấp nhưng lại tiêu hao nhiều năng lượng hơn, do vậy để tính toán hiệu quả lâu dài bạn nên cân nhắc việc đầu tư này.
Chi phí nguyên liệu đốt cho nồi hơi công nghiệp
Chắc chắn giải pháp sử dụng nồi hơi trong xưởng giặt là công nghiệp là giải pháp tối ưu nhất hiện tại đến thời điểm này. Vì trên thực nghiệm tính toán thì nguồn năng lượng điện sử dụng làm nóng sẽ tốn kém hơn là sử dụng nồi hơi làm nóng với các vật liêu đốt giá rẻ như than, củi, vải, viên nén, dầu diesel…
Bên cạnh nhưng lợi ích về kinh tế thì việc ảnh hưởng về môi trường của nồi hơi cũng là một vấn đề lớn, tuy nhiên hiện tại có những công nghệ xử lý khói bụi và khí CO2 sinh ra từ nồi hơi đã tiên tiến và hiện đại, chi phí đầu tư thấp mà vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường.

Các thiêt bị chính sử dụng hơi trong xưởng giặt là công nghiệp bao gồm :
– Công suất sử dụng hơi của máy giặt tính theo (kg hơi/hr)
– Công suất sử dụng hơi máy sấy tính theo (kg hơi/hr)
– Công suất sử dụng hơi máy là lô, máy ủi ga tính theo (kg hơi/hr)
* Tổng công suất sử dụng hơi của xưởng giặt (kg hơi/hr) = tổng công suất sử dụng hơi của các thiết bị công lại
Từ tổng công suất tiêu thụ hơi chúng ta tính toán được khối lượng nguyên liêu đốt cho nồi hơi và suy ra được giá thành chi phí nguyên liêu đốt của nồi hơi cho một giờ hoạt động hoặc 1 ngày làm việc.
Ví dụ : đối với nồi hơi sử dụng đốt bằng than đá
* Tổng công suất sử dụng hơi (kg hơi/ hr) * 500 = Nhiệt lượng yêu cầu tính bằng (kcal/hr)
* Nhiệt trị của than ( Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1kg than) = 7000 (kcal/kg)
=> Khối lượng than sử dụng 1 giờ làm việc (Kg/hr)= Nhiệt lượng yêu cầu (kcal/hr) / Nhiệt trị của than (kcal/kg)
* Muốn tính khối lượng than sử dụng cho 1 ngày làm việc thì chỉ cần nhân với số giờ làm việc của ngày.
Kết luận: chúng ta nên sử dụng các loại vật liệu đốt cho nồi hơi có giá trị thấp phụ thuộc vào điều kiện có sẵn của địa phương và luôn phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
Chi phí mặt bằng cho xưởng giặt công nghiệp

Như chúng ta đã biết, chi phí cho tiền thuê mặt bằng cũng là một khoản khá lớn mà các chủ xưởng giặt là công nghiệp phải gánh hàng tháng. Tuy nhiên đối với ngành giặt là công nghiệp thì những tiêu chí sau đây sẽ quyết định khá lớn trong việc giảm thiểu chi phí mặt bằng cho xưởng giặt công nghiệp:
* Theo tính toán thiết kế thì công suất xưởng giặt 1 tấn đồ/ngày thì diện tích sử dụng cần tối thiểu là 150 m2
– Mặt bằng thuộc quyền sở hưu của chủ xưởng giặt là công nghiệp (quá tuyệt với)
– Mô hình giặt là công nghiệp định hướng kinh doanh:
+ Mô hình tiệm giặt là dân sinh thì cần những khu trung tâm, tập trung đông người, giao thương công cộng huyết mạch
+ Mô hình xưởng giặt là dân sinh + một lượng ngành dịch vụ công suất từ 1-2 tấn đồ/ ngày : Sử dụng phương án tại nhà hoặc mặt bằng xung quan khu vực sinh sống, không cần ở mặt đường hoặc trung tâm.
+ Mô hình xưởng giặt cho ngành dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ…) công suất 3-5 tấn đồ/ ngày : Nên sử dụng mặt bằng tai khu vực ít dân cư, khu đất mới, gần sông, gần khu công nghiệp.. khuyến nghị sử dụng việc thuê kho xưởng trong khu công nghiệp với diện tích từ 750 đến 900 m2
+ Mô hình xưởng giặt là công nghiệp, nhà máy giặt là công nghiệp công suất từ 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn đồ/ngày…. Đối với mô hình này thì chủ đầu tư có sẵn tiềm lực tài chính rồi nên vấn đề mặt bằng cái không đáng quan tâm.
* Lợi thế khi đặt xưởng giặt là công nghiệp trong khu công nghiệp là chúng ta ít phải quan tâm đến việc xử lý nước thải hơn, vì hầu như khu công nghiệp đều có trung tâm xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra nước thải giặt là phân vào loại B
Chi phí thuê nhân công vận hành xưởng giặt công nghiệp

Tiếp theo và vấn đề chi trả tiền lương cho nhân công làm việc tạ xưởng giặt là công nghiệp, chúng ta nghiên cứu các yêu cầu về nguồn nhân lực ngành giặt là công nghiệp:
– Lao động phổ thông, không yêu cầu về bằng cấp
– Độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi đều có thể đảm bảo công việc
– Sức khỏe tốt, không cần kinh nghiệm
Với những đặc điểm về yêu cầu trên thì chúng ta dễ nhận thấy việc thuê nhân công cho ngành giặt là khá dễ, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của xưởng giặt thời gian làm việc của nhân công để chúng ta xây dựng bảng lương phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiêu quả.
* Tham khảo giá tiền lương công nhân năm 2020
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Do vậy, có thể hiểu, lương của công nhân trong năm 2020 ít nhất phải bằng:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (tăng 240.000 đồng/tháng so với năm 2019).
– Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (tăng 210.000 đồng/tháng so với năm 2019).
– Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2019).
– Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (tăng 150.000 đồng/tháng so với năm 2019).
Hoặc tính công theo ngày :
– Vùng I: Từ 213.000 – 280.000 đồng/ngày;
– Vùng II: Từ 195.000 – 260.000 đồng/ngày;
– Vùng III: Từ 180.000 – 246.000 đồng/ngày;
– Vùng IV: Từ 172.000 – 237.000 đồng/ngày.
Các chi phí khác như: hóa chất, vận tải, khí nén, xử lý nước thải…
Trên đây là những yếu tố then chốt để có thể tối ưu hóa chi phí vận hành và tăng lợi nhuận cho các xưởng giặt là công nghiệ. Bên cạnh đó không thể không quan tâm đến các chi phí khác như :
* Hóa chất sử dụng trong ngành giặt là công nghiệp :

Các chủ xưởng giặt là công nghiệp hiện đai bây giờ thường sử dụng hệ thống bơm cấp hóa chất định lượng chuyên dụng cho nghành, việc sử dụng này là việc nên làm vì nó mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm sạch đồ vải, kiểm soát được lượng hóa chất cho vào máy theo từng loại đồ vải. Đặc biệt quan trọng là chúng ta có thể thống kê chi tiết được lượng hóa chất tiêu hao để điều chỉnh theo mực độ làm sạch của đồ vải. Ngoài ra dùng hệ thống bơm định lượng sẽ đảm bảo tính ổn định và đồng nhất của quá trình cho hóa chất vào mà không phục thuộc vào yếu tố con người.
Lời khuyên : nên sử dụng bơm hóa chất tự động cho ngành giặt là để tiết kiệm đến 30% lượng hóa chất sử dụng hàng tháng so với việc đổ hóa chất bằng tay.
* Chi phí tiền xăng dầu cho công tác vận tải giao nhận hàng hóa:
Hiện nay các phương tiện vận tải thường sử dụng trong ngành giặt là rất đa dạng, do tính chất về khách hàng của ngành thì việc sử dụng các phương tiện như xe tải thùng kín có tải trọng từ 750kg đến 1.500kg là phỏ biến nhất.
Ngoài ra chúng ta nên sử dụng các loại xe hoán cải từ phương tiện chở người thành phương tiện chở hàng hóa như các dòng xe : Hyundai Starex, Toyota hiace ….

Kết Luận:
Vấn đề kiểm soát chi phí vận hành là yếu tốt rất quan trọng trong nghành sản xuất dịch vụ nói chung và ngành giặt là công nghiệp nói riêng, 6 chi phí quyết định lười lãi của xưởng giặt công nghiệp nêu ở trên đều là nhưng chi phí hết sức cơ bản và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Tối ưu chi phí chính là việc tăng lợi nhuận, chúng ta không nên tăng giá thành sản phẩm mà nên tăng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, kết hợp với việc giảm chi phí vận hành sản xuất thì việc đảm bảo doanh thu và lợi nhuận.
Bài viết tham khảo:
> Kiến thức hay ngành giặt là công nghiệp
SIÊU THỊ THIẾT BỊ GIẶT LÀ là nơi cung cấp giải pháp tối ưu cho ngành giặt là công nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giặt là và giặt nhuộm, chúng tôi tin tưởng sẽ đem đến cho khách hàng những thiết bị phù hợp nhất và quy trình vận hành tối ưu nhất, khách hàng của chúng tôi là nhưng khách sạn, resorf, khu du lịch nghỉ dưỡng lớn, ngoài ra còn co các xường giặt là công nghiệp, nhà máy sản xuất và các mô hình kinh doanh giặt là tại chỗ….
- Văn phòng phía Bắc: Đường CN1 khu công nghiệp Vừa Và Nhỏ Từ Liêm, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Văn phòng phía Nam: Số 43 đường Quách Giai, Phượng Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
- Showroom: Lô A2, đường CN6, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Tổng kho: Hamatra – Gần Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Mê Linh, Hà Nội
- Website : https://sieuthithietbigiatla.com/
- Tư vấn dịch vụ (24/7): 0902 230 986 (Mr. Mạnh)